Bệnh động mạch chi dưới là gì? Các công bố khoa học về Bệnh động mạch chi dưới

Bệnh động mạch chi dưới, hay còn gọi là bệnh động mạch chân, là tình trạng một hoặc nhiều động mạch tại các chi dưới cơ thể bị tắc nghẽn, gây ra sự giảm chuẩn đ...

Bệnh động mạch chi dưới, hay còn gọi là bệnh động mạch chân, là tình trạng một hoặc nhiều động mạch tại các chi dưới cơ thể bị tắc nghẽn, gây ra sự giảm chuẩn động mạch và cung cấp máu không đủ cho các phần của chân và bàn chân. Triệu chứng của bệnh động mạch chi dưới có thể bao gồm đau, chuột rút, mệt mỏi, hoặc bất tỉnh khi đi bộ hoặc vận động. Bệnh này thường liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch (atherosclerosis) và được coi là một biểu hiện của bệnh mạch vành. Điều trị bệnh động mạch chi dưới bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc, và trong một số trường hợp, phẫu thuật.
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng một hoặc nhiều động mạch tại các chi dưới cơ thể bị tắc nghẽn bởi tổn thương vách mạch và gây ra sự giảm chuẩn động mạch và cung cấp máu không đủ cho các phần của chân và bàn chân.

Nguyên nhân chính của bệnh động mạch chi dưới là xơ vữa động mạch (atherosclerosis). Xơ vữa động mạch là quá trình tắc nghẽn gradually trong động mạch do sự tích tụ của mảng xơ vữa trên thành của động mạch. Mảng xơ vữa xuất hiện khi cholesterol, chất béo, các tế bào bạch cầu, canxi và các chất khác tạo thành một lớp nấm trên bề mặt trong thành mạch. Khi lớp nấm ngày càng lớn, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch và gây ra hiện tượng suy giảm chuẩn động mạch.

Triệu chứng của bệnh động mạch chi dưới thường bắt đầu bằng sự không thoải mái, mệt mỏi hoặc đau tại cơ chân khi đi bộ hay vận động, được gọi là đau cơ chân khi đi bộ (claudication). Đau thường xảy ra ở bàn chân, bắt nguồn từ cơ bắp và di chuyển lên khi người bệnh dừng hoạt động. Đau có thể lan ra và kéo dài từ vài phút đến một vài giờ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm chuột rút cơ, da khô, màu da nhợt nhạt hoặc xám xịt, mất cảm giác hoặc suy giảm cảm giác, và yếu đuối cơ.

Việc chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới thường đòi hỏi xét nghiệm hình ảnh như siêu âm Doppler, chụp X-quang động mạch, hoặc thử nghiệm tải trọng để đánh giá mức độ giảm chuẩn động mạch.

Điều trị bệnh động mạch chi dưới bao gồm cả điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc. Các biện pháp điều chỉnh lối sống có thể bao gồm ngừng hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và theo dõi cân nặng. Thuốc điều trị được sử dụng để giảm các triệu chứng và cải thiện tính trạng sức khỏe tổng thể, bao gồm thuốc chống quảng động mạch, thuốc giãn mạch và thuốc chống tiểu đường. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật hoặc các biện pháp gắn vòng động mạch có thể được thực hiện để tái thiết động mạch và khôi phục lưu thông máu hiệu quả hơn.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bệnh động mạch chi dưới":

Kết quả điều trị bệnh động mạch chi dưới bằng phẫu thuật phối hợp với can thiệp mạch máu một thì (Hybrid) tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2014 - 2015
Phối hợp phẫu thuật và can thiệp nội mạch một thí (hybrid) cho bệnh mạch máu chi dưới đã được tiến hành tại bệnh viện Việt Đức t 2011 với kết quả ban đầu tương đối tốt. Chúng tôi tiếp tục tiến hành biện pháp điều trị này cho BN có chỉ định giai đoạn 2014-2015. Kết quả: có 14 BN được tiến hành điều trị trong đó có 8 BN thiếu máu giai đoạn III, 6 BN thiếu máu giai đoạn IV theo phân loại Leriche-Fontaine. Chỉ có 1 BN nữ, tuổi trung bính của BN là 72,7. Có 28,6 BN có tổn thương TBMN cũ, 21,4 BN có tổn thương mạch cảnh hoặc mạch vành cần can thiệp kèm theo. Tất cả các BN đều giảm/ hết đau sau điều trị. ABI trung bính của chi đau tăng t 0,32 lên 0,73. Chỉ có một BN phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng chân do có hoại tử bàn chân t trước. Tắc cầu nối sau mổ gặp 1 trường hợp. Cắt cụt tối thiếu sau điều trị chỉ chiếm 21,43 . Không có biến chứng về kỹ thuật trong quá trính điều trị. Hybrid cho những tổn thương nhiều tầng của bệnh ĐM chi dưới vẫn là một biện pháp an toàn, hiệu quả và nên được áp dụng. Từ k óa: Bệnh ĐM chi dưới, Phẫu thuật mạch máu, can thiệp mạch máu, hybrid
#Bệnh ĐM chi dƣới #Phẫu thuật mạch máu #can thiệp mạch máu #hybrid
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp nong bóng thường điều trị tổn thương động mạch dưới gối. Đối tượng và phương pháp: 91 chân (của 85 bệnh nhân) có tổn thương động mạch dưới gối do vữa xơ, điều trị tại Khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2016. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu. Can thiệp nong bóng thường động mạch dưới gối, theo dõi sau 1, 3, 6, 12 tháng bằng khám lâm sàng, siêu âm, ABI, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả can thiệp. Kết quả: Qua nghiên cứu can thiệp động mạch dưới gối ở nhóm bệnh nhân có tuổi trung bình 75,8 năm, nam giới chiếm 64,8%, ABI trung bình 0,56. Tổn thương động mạch dưới gối (theo TASC 2015) đa số là TASC C (63,7%) và TASC D (29,7%), thấy giai đoạn lâm sàng (theo Rutherford) càng nặng thì tỷ lệ thành công huyết động có xu hướng càng giảm và tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp 12 tháng xu hướng càng cao (p<0,05). Mức độ tổn thương động mạch dưới gối (TASC 2015) càng nặng thì tỷ lệ liền vết thương sau can thiệp 1 tháng có xu hướng càng giảm và tỷ lệ tái hẹp sau 12 tháng càng tăng (p<0,05). Tổn thương đa tầng có tỷ lệ thành công huyết động, tỷ lệ tái can thiệp sau 6 và 12 tháng cao hơn tổn thương đơn tầng (các tỷ lệ tương ứng là của tổn thương đa tầng là 85,7%, 22,2%, 28,3%, so với của tổn thương đơn tầng là 60%, 2,9%, 6,1% với p<0,05). Tái tưới máu trực tiếp vùng phân bố động mạch có thời gian liền vết thương ngắn hơn so với tái tưới máu gián tiếp (2,6 ± 1,7 tháng, so với 4,4 ± 1,7 tháng, p<0,05). Kết luận: Giai đoạn lâm sàng (theo Rutherford), mức độ tổn thương động mạch dưới gối (TASC 2015), tầng tổn thương động mạch, tái tưới máu trực tiếp vùng phân bố động mạch có ảnh hưởng tới kết quả điều trị can thiệp động mạch dưới gối.  
#Động mạch dưới gối #ABI (Ankle Brachial Index) #TASC (Trans Atlantic Inter-Society Consensus)
SO SÁNH TỶ LỆ BIẾN CỐ CHẢY MÁU, TỶ LỆ BỎ THUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU GIỮA TICAGRELOR VỚI CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂNBỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Hoàn cảnh nghiên cứu: Ticagrelor là một thuốc kháng kết tập tiểu cầu qua cơ chế ức chế thuận nghịch thụ thể P2Y12. Ưu điểm của thuốc này là không phải chuyển hóa qua gan thành dạng có tác dụng dược lý như clopidogrel. Nghiên cứu PLATO trên bệnh nhân bị hội chứng động mạch vành cấp cho thấy ticagrelor không những có hiệu quả hơn clopidogrel trong phòng ngừa biến cố tim mạch mà thuốc này cũng không làm tăng các biến cố chảy máu. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này trên đối tượng bệnh nhân bị BĐMCD để kiểm chứng xem tỷ lệ biến cố chảy máu, tỷ lệ bỏ thuốc, ảnh hưởng trên một số chỉ số hóa sinh máu của ticagrelor có thực sự tương đương với clopidogrel hay không? Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 178 bệnh nhân bị BĐMCD: nhóm nghiên cứu dùng ticagrelor 90mg x 2 lần/ngày, nhóm chứng dùng clopidogrel 75mg/ngày. Thời gian theo dõi 18-36 tháng. Tiêu chí nghiên cứu là các biến cố mọi loại chảy máu, xuất huyết não, chảy máu gây tử vong, thời gian dùng thuốc trung bình, tỷ lệ bỏ thuốc và nồng độ một số chỉ số hóa sinh máu. Kết quả: Tỷ lệ mọi loại chảy máu ở nhóm nghiên cứu là 7,8%; ở nhóm chứng là 6,8%. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p = 0,79. Tỷ lệ chảy máu phải truyền máu ở nhóm nghiên cứu là 1,1%; ở nhóm chứng là 2,3% với p = 0,546. Có 1 bệnh nhân xuất huyết não ở nhóm chứng. Chúng tôi không gặp bệnh nhân nào chảy máu gây tử vong ở 2 nhóm. Tỷ lệ bỏ thuốc ở nhóm nghiên cứu là 12,4%; ở nhóm chứng là 17%, với OR (CI95%) = 1,46 (0,63 – 3,38). Thời gian dùng thuốc trung bình của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa với p = 0,96. Nồng độ các chỉ số hóa sinh máu: creatinin, GOT, GPT, Bilirubin, glucose và huyết sắc tố ở hai nhóm khi kết thúc điều trị khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05.  Kết luận: Tỷ lệ chảy máu, tỷ lệ bỏ thuốc và ảnh hưởng trên một số chỉ số hóa sinh máu của ticagrelor tương đương với clopidogrel  trên bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới.
#bệnh động mạch chi dưới #ticagrelor #clopidogrel
Đánh giá kết quả của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị bệnh hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc động mạch chậu mạn tính. Đối tượngvà phương pháp: 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu có chỉ định can thiệp tại Viện Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2020. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong 12 tháng. Kết quả: Tiến hành can thiệp cho 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu mạn tính (96 tổn thương) tỷ lệ thành công kỹ thuật 96%, thành công về lâm sàng 83,3%, thành công về huyết động 76,0%, cải thiện theo phân loại Fontaine ngày sau can thiệp (p=0,01) và cải thiện tăng dần sau 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng (p<0,001). ABI trung bình trước can thiệp là 0,43 ± 0,33, ngày sau can thiệp 0,62 ± 0,25, sau can thiệp 1 tháng: 0,82 ± 0,18, sau 3 tháng: 0,89 ± 0,15, sau 6 tháng: 0,91 ± 0,14, sau 12 tháng: 0,89 ± 0,17. Các biến chứng hay gặp bao gồm: Tụ máu vị trí chọc mạch (6,7%), suy thận (4,0%), bóc tách thành động mạch (1,3%), huyết khối cấp (2,7%). Kết luận: Phương pháp can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các bệnh lý hẹp tắc động mạch chậu mạn tính.
#Bệnh động mạch chi dưới #động mạch chậu #can thiệp nội mạch
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT STENT TỰ NỞ SUPERA TẠI ĐỘNG MẠCH KHOEO
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm tổn thương của bệnh nhân Bệnh động mạch chi dưới có hẹp động mạch khoeo và Đánh giá kết quả tức thời của bệnh nhân đặt stent Supera tại vị trí động mạch khoeo. Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 6/2019 đến  tháng 6/2021, nghiên cứu tiến hành trên 33 đối tượng có bệnh động mạch chi dưới và được can thiệp đặt stent Supera tại vị trí động mạch khoeo. Các bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau can thiệp, theo dõi dọc sau 3 tháng. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 75.8 ± 10 tuổi.Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. Bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn (giai đoạn III,IV) chiếm tỷ lệ 97% trong đó tỷ lệ có loét và hoại tử chi thể là 81.8%. Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân- cánh tay ABI cải thiện trước và sau can thiệp 0.53 ± 0.24 đến 0.69 ± 0.21, huyết áp tâm thu cổ chân tăng từ 65.9 ± 35.7 mmHg lên 88 ± 28.7 mmHg có ý nghĩa với p<0.0001. Tỷ lệ tái hẹp sau 3 tháng là 3%.
#Động mạch khoeo #Stent supera #Bệnh động mạch chi dưới
KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH KẾT HỢP VỚI MỔ MỞ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI ĐA TẦNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2018 - 2019
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 1 - 2022
Mở đầu: Bệnh lý động mạch chi dưới nhiều tầng, nhiều vị trí đang là thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Các phương pháp kinh điển như phẫu thuật đơn thuần hoặc can thiệp nội mạch đơn thuần trên toàn bộ các tổn thương không phải lúc nào cũng thực hiện được. Xu hướng trên thế giới hiện nay là áp dụng phối hợp phẫu thuật và can thiệp trên một bệnh nhân nhằm làm giảm độ khó của phẫu thuật/ can thiệp nội mạch, tận dụng tối đa các ưu điểm của phẫu thuật và can thiệp nội mạch, giảm chi phí y tế và giảm tác động có hại trên sức khỏe bệnh nhân. Mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở điều trị bệnh  tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng; 2. Đánh giá kết quả áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở trong điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt bệnh nhân BLĐMCDMT, có tổn thương động mạch từ 2 tầng phối hợp trở lên trong 3 tầng động mạch thuộc một chi dưới,  được điều trị tái lập lưu thông mạch máu bằng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở trong 1 thì tại khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả: 94,7% bệnh nhân là nam giới, các yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp (63.2%), hút thuốc lá (26.3%) và đái tháo đường (26.3%). 68.4% bệnh nhân có vết loét hoặc hoại tử đầu chi, Các tổn thương phần lớn thuộc giai đoạn TASC II C và D. 13/19 bệnh nhân có tổn thương ở cả 3 tầng nhưng không có bệnh nhân nào được tái thông tầng dưới gối. 73.7% bệnh nhân can thiệp được vô cảm bằng tê tại chỗ. 73,7% bệnh nhân được tạo hình động mạch đùi chung, 36,8% được lấy huyết khối và 10,5% được làm cầu nối đùi đùi phối hợp với can thiệp nội mạch các tổn thương phối hợp. Thời gian mổ trung bình là 193+ 34 p. Chỉ có 5,3% bệnh nhân có biến chứng chu phẫu. Kết quả can thiệp sau 6 tháng 89,6% bệnh nhân có kết quả tốt. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch ít biến chứng, đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng. Chỉ định bao gồm các trường hợp có tổn thương ĐM đùi chung, có tắc mạch cấp trên nền bệnh lý ĐM mãn tính hoặc có tổn thương ĐM chậu không thể tái lập lưu thông mạch máu - phối hợp với tổn thương tắc, hẹp các vị trí động mạch khác cùng chi thể. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng là tạo hình động mạch đùi chung hoặc lấy huyết khối bằng ống thông Fogarty hoặc làm cầu nối đùi - đùi phối hợp với can thiệp nội mạch các tổn thương phối hợp. Đối với các tổn thương động mạch chi dưới đa tầng, tầng động mạch chủ chậu và đùi khoeo thường được ưu tiên tái thông, tầng động mạch dưới gối thường không được can thiệp tái thông thì đầu.
#Can thiệp nội mạch kết hợp với mổ hở #tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC, HẸP ĐỘNG MẠCH CHỦ- CHẬU VÀ CHI DƯỚI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 498 Số 2 - 2021
Đặt vấn đề: Trong thời gian gần đây can thiệp nội mạch đang chiếm nhiều ưu thế so với mổ mở điều trị trong bệnh lý tắc mạch chủ chậu và chi dưới. Can thiệp nội mạch được phân loại theo TASC (Trans-Atlantic Inter-Socity Consensus). Mặc dù điều trị ngoại khoa vẫn còn thực cho những bệnh nhân có nguy cơ thấp (ít bệnh đi kèm: bệnh mạch vành, COPD, tai biến mạch máu não…) hoặc những trường hợp phức tạp phân loại mức độ nặng TASC:D nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp nội mạch đã cho kết quả tốt đối với tắc mạch mức độ nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh tắc, hẹp động mạch chủ- chậu chi dưới có triệu chứng lâm sàng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 01/03/2020 đến tháng 31/12/2020, chúng tôi thống kê, mô tả cắt dọc 38 ca can thiệp mạch nội mạch bệnh động mạch chi dưới tại khoa Phẫu thuật Mạch Máu BV Chợ Rẫy và Ngoại Tim mạch- Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, chỉ số cổ chân- cánh tay và đặc điểm tổn thương động mạch trước và sau can thiệp, để đánh giá hiệu quả của can thiệp nội mạch. Kết quả: Đa số là tổn thương động mạch phức tạp thuộc TASC II C và D (79%). Tầng động mạch tổn thương gồm chủ chậu (68,4%), tầng đùi khoeo (44,7%) và tầng dưới gối (42,1%). Chỉ số cổ chân- cánh tay trung bình trước và sau can thiệp lần lượt là 0.35 và 0.7 (p<0.001). Thủ thuật thành công về kỹ thuật trong 37 ca (97%). Có 24 ca (63%) được nong bóng và đặt giá đỡ nội mạch, 14 ca (27%) chỉ nong bóng đơn thuần. Các biến chứng sau thủ thuật gồm  tụ máu vị trí đâm sheath (1,7%) và cắt cụt chi (5,4%), xuất huyết nội (1,7%). Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn trong điều trị bệnh tắc động mạch chủ-châu chi dưới. Tuy nhiên cần có thêm nghiêm cứu về kết quả trung hạn và dài hạn của can thiệp mạch chi dưới.
#bệnh động mạch chi dưới #can thiệp nội mạch
Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị bệnh hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sớm và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc động mạch chậu mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu có chỉ định can thiệp tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2016 đến 12/2019 và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tiến hành can thiệp cho 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu mạn tính (96 tổn thương) tỷ lệ thành công kỹ thuật 96%, thành công về lâm sàng 83,3%, thành công về huyết động 76,0%, cải thiện theo phân loại Fontaine ngày sau can thiệp (p=0,002) và sau 1 tháng (p< 0,001). ABI trung bình trước can thiệp là 0,43 ± 0,33, ngày sau can thiệp 0,62 ± 0,25, sau can thiệp 1 tháng 0,82 ± 0,18. Các biến chứng hay gặp bao gồm: Tụ máu vị trí chọc mạch (6,7%), suy thận (4,0%), bóc tách thành động mạch (1,3%), huyết khối cấp (2,7%). Kết luận: Phương pháp can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các bệnh lý hẹp tắc động mạch chậu mạn tính.
#Bệnh động mạch chi dưới #động mạch chậu #can thiệp nội mạch
CHIẾN LƯỢC TÁI THÔNG MẠCH MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI ĐA TẦNG CÓ LOÉT CHI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 1 - 2022
Mở đầu: Bệnh lý động mạch chi dưới nhiều tầng, nhiều vị trí đang là thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Tái thông hoàn toàn các tổn thương trên các BN này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Đối với các BN THĐMCDMTĐT có loét chi, có phải lúc nào cũng cần tái thông toàn bộ các tổn thương nhằm tăng lượng máu nuôi chi và làm giảm thời gian lành vết thương và cải thiện tỷ lệ bảo tồn chi hay không? Mục tiêu: - So sánh kết quả sớm và kết quả trung hạn của các BN THĐMCDMTĐT có loét chi được tái thông toàn bộ các tổn thương và các BN được tái thông một phần các tổn thương. - Từ đó đề xuất chiến lược tái thông mạch đối với nhóm BN này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả loạt ca bệnh THĐMCDMTĐT có loét chi được tái thông mạch tại BV Chợ Rẫy. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 74 tuổi. BN THĐMCDMTĐT đa số là nam giới với các yếu tố nguy cơ thường gặp là RLMM, THA và ĐTĐ. BN THĐMCDMTĐT sau tái thông mạch có chỉ số ABI cải thiện rõ rệt so với trước mổ. Những BN THĐMCDMTĐT được tái thông toàn bộ các tổn thương cải thiện về chỉ số ABI nhiều hơn so với các BN không được tái thông toàn bộ các tổn thương. Tuy nhiên không có sự khác biệt về kết quả chu phẫu, biến chứng và kết quả trung hạn, thời gian lành vết thương và tỷ lệ bảo tồn chi của 2 chiến lược nêu trên. Kết luận: Đối với các BN THĐMCDMTĐT nên tái thông mạch đối với các ĐM ở tầng ĐM đến trước và theo dõi lâm sàng, nếu lâm sàng không có cái thiện thì mới tiếp tục tái thông mạch đối với các tầng ĐM phía dưới.
#Tái thông toàn bộ #tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Hoàn cảnh nghiên cứu: Phương pháp đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) với phương tiện và kỹ thuật đơn giản, được khuyến cáo trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ABI không những có độ nhạy và độ đặc hiệu cao mà chỉ số này còn tương quan chặt chẽ với mức độ nặng của BĐMCD. Phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 158 chi dưới ở 79 bệnh nhân bị BĐMCD. Bệnh nhân được chụp MSCT động mạch chi dưới, khám lâm sàng và đo chỉ số ABI. Sau đó tìm mối liên quan  giữa chỉ số ABI với các đặc điểm lâm sàng và tổn thương động mạch chi dưới trên phim chụp MSCT. Kết quả: Trị số ABI thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm chi tổn thương từ hai động mạch trở lên so với nhóm chỉ có tổn thương một động mạch (p=0,002); ở nhóm chi tổn thương từ hai tầng mạch trở lên so với nhóm chỉ có tổn thương một tầng mạch (p=0,01); và ở nhóm chi có tắc hoàn toàn lòng động mạch so với nhóm chỉ có hẹp lòng động mạch (p<0,001).  Trị số ABI cũng thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm chi triệu chứng đau so với nhóm chi không đau (p=0,001); ở nhóm chi có triệu chứng thiếu máu trầm trọng so với nhóm chi không có triệu chứng này (p=0,001). Kết luận: Chỉ số ABI tương quan có ý nghĩa với mức độ lâm sàng và mức độ tổn thương động mạch khi đối chiếu với chụp MSCT động mạch chi dưới.
#Bệnh động mạch chi dưới #Chỉ số ABI #Chụp MSCT
Tổng số: 25   
  • 1
  • 2
  • 3